Quay về
Trang chủ

Lễ Mừng Cơm Mới của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình


Lễ Mừng Cơm Mới của người Mường huyện Tân Lạc tỉnh Hoà Bình thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm, sau khi vụ lúa hè thu kết thúc.
Là chủ nhân lâu đời nhất của tỉnh Hoà Bình, ngay từ thời xa xưa, người Mường đã cư trú ở khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh. Người Mường cư trú ở các vùng thấp, vùng thung lũng, nơi có nhiều đồng ruộng, đặc biệt là ở bốn cánh đồng trù phú của Hòa Bình, là mường Bi, mường Vang, mường Thàng, mường Động. Đối với người mường Bi vùng Tân Lạc thì cuộc sống chủ yếu của họ dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác ruộng nương để trồng trọt và chăn nuôi. Đề bày tỏ lòng thành kính và tạ ơn trời đất, các vị thần linh, tổ tiên đã phụ hộ cho 1 năm mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt, người  Mường thường tổ chức Lễ Mừng Cơm Mới, đây là truyền thống văn hóa tốt đẹp có từ xa xưa.

Cách Tổ Chức Lễ Cúng Cơm Mới

Đến thời điểm lúa chín, khi đồng ruộng nhuộm sắc vàng của nắng, người chủ gia đình chọn ngày tốt ra thăm ruộng nhà mình, ngắt bảy hoặc chín bông lúa đẹp, tượng trưng cho bảy hoặc chín vía lúa, tết lại thành một bó nhỏ đem về treo ở đầu cột cái trong nhà, nơi cạnh bàn thờ tổ tiên. Sau đó, mọi người trong gia đình cùng gia đồng thu hạch lúa.
Khi việc thu hoạch lúa đã xong tôi, gia đình sẽ chuẩn bị cho lễ Mừng Cơm Mới. Khác với các nhi lễ khác, lễ vật mừng cơm mới ở Vân Sơn, Tân Lạc, Hoà Bình không cầu kỳ, ngoài xôi nếp, trầu cau thì phải có món cháo. Cháu được nấu cùng với cá, thịt chuột hoặc nhộng ong. Việc chọn loại cháo nào là tùy từng gia đình.
Để đồ xôi, người Mường chọn loại gạo đếp ngon nhất, đẹp nhất. Những hạt gạo trắng muốt và đều nhau. Gạo được gâm nước đủ 3 canh giờ thì lấy ra để đồ. Như vậy thì khi xôi chín mới rẻo và ngon. Ánh lửa bập bùng như đang reo vui chung với niềm vui được mùa của cả bản làng. Khi xôi chín, hương thơm thoang thoảng dịu ngọt của gạo nếp mới, cuốn theo làn khói bếp. Mùi hương là sự hoa quyện giữa hương của trời, vị của đất, và của cả những giọt mồ hôi mà bà con phải đổ xuống để gieo trồng thành công một vụ lúa đầy khó khăn.
Xôi chín có độ dẻo và mềm nhưng không hề bị nát. Những hạt xôi như những hạt ngọc trắng trong đang ánh lên sắc màu của sự thịnh vượng no đủ. Lễ Mừng Cơm Mới được mọi người trong gia đình chuẩn bị trong không khí xum vầy ấm cúng. Mọi người vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ.
Lá chuối được hơ trên bếp lửa thơm dẻo được dùng để lót mâm bếp, đũa được vót tỉ mỉ và rửa sạch, trầu cau được hái trong vườn nhà. Tuỳ theo gia đình mà mâm lễ được sắp xếp theo số lượng khác nhau. Các mâm lễ được đặt ở vị trí trang trọng, gần bàn thờ tổ tiên và cửa sổ.
Sau khi việc sắp đặt lễ vật đã hoàn thành, thấy Mo là người được gia chủ mời đến để thay mặt cho gia chủ mời tổ tiên của gia chủ về để hưởng thụ những thành quả của con cháu. Lễ khấn chủ yếu có nội dung:
“Hôm nay là ngày lành tháng tốt, con cháu mang những gì ngon nhất, đẹp nhất cúng trời đất, mời tổ tiên và các vị thần đã mang đến cho gia đình và bản làng một vụ mùa no ấm, ăn yên ở lành, may mắn hạnh phúc.
Cầu cho mùa màng, cầu cho chăn nuôi phát triển. Cầu điều lành, điều tốt mang đến. Cầu điều xấu, điều gở mang đi. Các thần mang điều xấu, điều gở, điều ác, ma quỷ về Mường Trời tiêu huỷ. Cầu sao Thần sâu bọ không phá hoại mùa màng. Cầu cho gia chủ ăn nên làm ra, ăn yên ở lành, sống ấm no hạnh phúc.”
Sau khi thầy mo thực hiện xong phần lễ, gia chủ cảm ơn thầy mo và mời thầy mo cùng anh em họ hàng, hàng xóm láng riềng chùng quây quần bên nhau thưởng thức thành quả của mình.

Cỗ Trong Lễ Mừng Cơm Mới

Mâm cỗ được xếp lên có xôi, cháo, thịt gà, thịt lợn, rau củ quả, măng rừng… đều là các sản vật do bà con làm ra bởi từ xa xưa đến nay, bản Mường ở Vân Sơn Tân Lạc vẫn là nơi có đầy đủ mọi thứ với rau lấy từ vườn, cá thả dưới ao, gà nuôi trong vườn, và lúa gạo cấy ngoài ruộng, trên nương. Tất cả tượng trương cho sự no đủ của bản làng.
Để bắt đầu bữa ăn, đại diện gia đình sẽ có đôi lời phát biểu, mà người Mường hay gọi là “cháo cơm”. Nội dung chủ yếu là cảm ơn ông bà tổ tiên, cảm ơn thầy mo và họ hàng làng xóm đã giúp đỡ gia đình trong vụ mùa vừa qua. Sau đó đại diện khách mời sẽ có lời “cháo đáp” lại, cám ơn gia chủ đã tiếp đón.
Trong bữa mừng cơm mới, mọi người dành cho nhau những lời hay ý đẹp, tiếng cười, lời chúc động viên nhau cố gắng trong những vụ mùa tiếp theo. Không khí ấm cúng chan hoà tình cảm làng xóm. Chén rượu được nâng lên để cùng chúc cho nhà nhà được mùa, cuộc sống cho bà con bản làng ngày một sung túc hơn.
Lễ Mừng Cơm Mới là một nét đẹp trong văn hoá cử người dân tộc Mường, thể hiện được truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu kính với tổ tiên, ông bà. Thể hiện tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm luôn gắn kết bền chặt. Chính vì lý do đó mà Lễ Mừng Cơm Mới là một tài sản quý giá mà người Mường luôn trân trọng, giữ gìn.

Du khách đến tìm hiểu văn hoá người Mường thường đến với Mường Bi, tức xã Vân Sơn huyện Tân Lạc, tình Hoà Bình hiện nay. Ngủ tại Lũng Vân Ecolodge ( https://www.lungvanecolodge.com/ ) là một lựa chọn thú vị cho du khách muốn có không gian rộng rãi và gần gũi thiên nhiên.
Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí